taysonquynhon's Blog

Một thời học trò để nhớ về

Tuổi thơ tôi

Ảnh ST trên Google

Dã Quỳ bmt

Thân tặng những thằng bạn nối khố thời tiểu học ở Quy Nhơn.

Tuổi thơ tôi

Những đêm trăng sáng

Trò chơi trẻ em bây giờ chỉ còn hoài niệm

Con đường đi học

Bạn bè, hoa sim và tiếng cười đuổi bắt

Đêm tiếng ê a

Học bài dưới ngọn đèn măng xông đầy tò mò háo hức

Mùa hè tiếng dế

Những chiếc hộp xinh là ngôi nhà cho  con lửa* con than*

Chiều hè gió nồm

Đường Đống Đa mới toanh đón những cánh diều bay trên đầm Thị Nại.

Phố nhỏ hiền hòa

Đường phố thân quen, bạn bè tụm năm tụm bảy

Rạp xi – nê – ma

Những lần coi cọp** vào cửa nhờ nắm tay người lớn

Dòng sông Phú Huề

Mát lạnh những buổi trưa hè, no nê củ sắn khoai lùi

Bãi biển Quy Nhơn

Buổi chiều lặn hụp dưới con sóng để  biết bơi

Tuổi thơ ơi sao mà nhớ thế !

Bài thơ này xin gởi lại tuổi thơ

BMT – Đêm trung thu cùng cháu nội 2011

*********************

(*) con dế lửa, con dế than

(**) tiếng lóng: vào cửa trốn mua vé.

 

30.09.2011 Posted by | Bài viết, Quê hương | , | 8 bình luận

Độc đáo cà phê ‘hang núi’

Thưởng thức “ly đen” ở làng cà phê Trung Nguyên có nét gì đó rất riêng, rất thú vị, như uống cả hồn thiêng núi rừng…

Nằm ở một góc xa của trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, làng cà phê Trung Nguyên mang đậm phong cách của núi rừng Tây Nguyên. Ở đây, có rất nhiều cách pha chế cà phê khác nhau. Cà phê được đặt nhiều tên gọi khác nhau. Mang đậm hương vị nhất có lẽ là ly cà phê đen được chế bằng phin riêng.

Không gian làng cà phê vô cùng độc đáo như những hang núi.

Nhấp ngụm cà phê thưởng thức vị đắng quyến rũ hòa với chút ngọt của đường tạo cảm giác sảng khoái, minh mẫn. Không gian ở đây thoáng đãng. Quầy bán hàng được thiết kế như một hang núi. Ly cà phê vì thế dường như mang theo cả hơi lạnh của đá. Bên cạnh đó cón có một ngôi nhà treo nhiều cồng chiêng và các vật dụng mang đặc trưng của đồng bào Ê đê tạo nên phong vị núi rừng và không gian rất riêng của chốn này.

Ngồi trong những quán cà phê như thế này mang lại cho khách một cảm giác lạ.

Đến với làng cà phê Trung Nguyên, khách còn được thưởng thức ba hạt cà phê rang mang kèm. Nhâm nhi ly cà phê, thưởng thức thêm chút vị đắng và hương thơm từ hạt cà phê thì thú vị biết nhường nào.

Mỗi ly cà phê, khách còn được thưởng thức ba hạt cà phê rang mang kèm.

… và phiêu trong những bài hát đậm chất Tây Nguyên.

Uống cà phê không thể không có nhạc, đến đây vào sáng chủ nhật, khách sẽ được ban nhạc của những chàng trai Ê đê đưa hồn phiêu lãng trên các tầng cao đá núi và gió ngàn Tây Nguyên trong tiếng hát khỏe và trầm ấm. Tôi từng được thưởng thức tiếng hát của cố nghệ sĩ Y Moan như thổi thêm hương vị rừng núi vào ly cà phê tạo nên vị ngon đậm đà gần gũi với thiên nhiên. Ban nhạc biểu diễn mộc mạc giữa trời trong và gió ngàn bên cạnh những bàn cà phê khiến khách có cảm giác thân thiện và ly cà phê như cũng  ngon hơn.

Nguồn: Kim Sơn’s Email ST,  lamtuvi@gmail.com

26.09.2011 Posted by | Bài viết | , , | Bình luận về bài viết này

Nhớ nhà

Ảnh ST trên Google

Tác giả: Cao Đình Thục

Lữ quán chiều hôm bỗng nhớ nhà

Chợt nghe Quyên gọi vẳng từ xa 

Cánh cò lướt gió về thăm thẳm 

Tiếng vạc kêu sương vọng thiết tha 

Chậm chậm đàn trâu đưa mục tử 

Long lanh phiến lá đón Hằng Nga

Bâng khuâng ký ức vui buồn lẫn

Hình ảnh quê hương hiển hiện ra 

Thu phân / 2011

Nguồn: Cao Đình Thục’s Email

24.09.2011 Posted by | Bài viết | , | 15 bình luận

10 điều thú vị về USD

image

http://baomai.blogspot.com/
BaoMai

Đồng USD được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nhưng không phải ai cũng biết hết những sự thật thú vị xung quanh đồng tiền này.

CNBC đã điểm qua 10 câu chuyện mà có thể nhiều người chưa rõ về đồng bạc xanh, từ chuyện đồng 2 USD có giá trị bao nhiêu, tới vai trò của Mật vụ Mỹ đối với tờ USD…

1. Vì sao Benjamin Franklin được in hình trên tờ 100 USD?

Phần lớn các tờ tiền giấy của nước Mỹ đều in hình các Tổng thống của nước này như George Washington, Abraham Lincoln, Andrew Jackson… Chỉ có hai ngoại lệ là hình Alexander Hamilton in trên tờ 10 USD và hình Benjamin Franklin in trên tờ 100 USD. Trường hợp Hamilton xem ra dễ hiểu, vì ông là Bộ trưởng Bộ Tài chính đầu tiên của Mỹ. Nhưng vì sao mà Franklin, một nhà biên tập báo chí và nhà phát minh ra cột thu lôi lại được in hình trên tờ 100 USD?

Ở đây có nhiều lý do. Thứ nhất, Franklin là một trong những “khai quốc công thần” của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, có chữ ký trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước này. Thứ hai, một trong những quan điểm mang tính cốt lõi của ông là “làm việc tích cực là con đường đi tới sự giàu có đích thực” – quan điểm mang tính nền tảng cho “giấc mơ Mỹ”. Và trên hết, chính những kỹ năng về in ấn của ông đã giúp in ra đồng tiền giấy đầu tiên của nước Mỹ.

image

2. Tại sao lại có hình kim tự tháp trên tờ 1 USD?
Hình Tổng thống George Washington hay hình con đại bàng trên con dấu của Bộ Tài chính Mỹ in trên tờ 1 USD đều là những hình ảnh đại diện của nước Mỹ. Vậy hình ảnh kim tự tháp Ai Cập in trên tờ bạc này có ý nghĩa gì?
Trên thực tế, hình kim tự tháp là một phần trên con dấu chính thức của nước Mỹ – con dấu có hình đại bàng ở mặt trước và hình kim tự tháp ở mặt sau. Hình kim tự tháp này được cho là đại diện cho sức mạnh, 13 bậc của kim tự tháp biểu tượng cho 13 bang đầu tiên của Mỹ. Đỉnh của kim tự tháp còn chưa hoàn thành có ý nghĩa rằng, vẫn còn có những việc phải làm.

image

3. Một số thành phố ở Mỹ phát hành tiền riêng
Tiền địa phương khá phổ biến tại Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái, nhưng trong vài thập kỷ qua, nhiều thành phố ở nước này đã bắt đầu phát hành tiền riêng để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ. Các loại tiền địa phương này cũng chỉ được lưu hành riêng lẻ tại các thành phố đó.
Gần đây, xu hướng phát hành tiền địa phương được cho là bắt đầu tại Ithaca, bang New York. Vào năm 1991, một nhóm cư dân của thành phố này do Paul Glover dẫn đầu đã tạo ra đồng Ithaca Hour. Mỗi Ithaca Hour trị giá 10 USD, ngoài ra còn có những mệnh giá nhỏ và lớn hơn. Ngày nay, lượng Ithaca Hour còn trong lưu thông có tổng trị giá khoảng 100.000 USD. Các thành phố Madison của bang Wiscosin, Corvallis của bang Oregon, Traverse City của bang Michigan là vài trong số các địa phương của Mỹ từng phát hành tiền địa phương.

image

4. Tiền “ảo” được in nhiều hơn tiền thật
Có một thực tế là loại tiền “Monopoly” của trò chơi “Cờ tỷ phú” được in nhiều hơn tiền USD thật ở Mỹ mỗi năm. Hãng Parker Brothers, công ty tạo ra trò chơi “Cờ tỷ phú” cho hay, hàng năm, họ in hơn 30 tỷ Đôla tiền “Monopoly”. Trong khi đó, vào năm 2010, Cục In tiền của Mỹ chỉ in có 974 triệu USD tiền thật, trong đó 95% được dùng để thay thế những đồng USD đã cũ nát.

image

5. Mỗi tờ USD có thể được gấp đi gấp lại bao nhiêu lần trước khi rách nát?

Theo CNBC, mỗi tờ USD có thể được gấp đi gấp 4.000 lần trước khi kết thúc vòng đời. Báo cáo từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy, tuổi thọ bình quân của tờ 1 USD là 22 tháng, 5 USD là 2 năm, 10 USD là 3 năm, 20 USD là 4 năm, 50 USD và 100 USD là 9 năm. Tiền xu thì bền hơn và có thể “sống” tới 30 năm.

image

6. Tiền USD được “bơm hút” trong lưu thông như thế nào?

FED là cơ quan quyết định in bao nhiêu tiền USD mỗi năm, còn Cục In tiền là cơ quan thực hiện công tác in ấn. Vậy tiền cũ trong lưu thông được đổi sang tiền mới bằng cách nào?

Khi FED nhận được tiền gửi bằng tiền mặt từ các ngân hàng, cơ quan này sẽ kiểm tra tất cả các đồng tiền bằng loại máy móc đặc biệt. Thông thường, những lần kiểm tra sẽ kết luận khoảng 1/3 số tiền được kiểm không còn phù hợp trong lưu thông và phải được thay bằng tiền in mới. Tiền bị loại sẽ được xé vụn, đem chôn lấp ở bãi rác, hoặc đóng gói lại như “quà lưu niệm” dành cho các chi nhánh FED ở địa phương.

image

7. Mật vụ Mỹ (USSS) và đồng USD

Mật vụ Mỹ được biết tới với vai trò bảo vệ tổng thống, nhưng thực tế ban đầu là một cơ quan được thành lập để chống tiền giả. Vào năm 1865, Mật vụ ra đời trong bối cảnh tiền USD giả chiếm1/3 số tiền trong lưu thông. Ngày nay, có khoảng 250.000 USD tiền giả “ra lò” mỗi ngày.

image

8. Vì sao nhiều đồng xu Mỹ có cạnh dạng lượn sóng?

Vào thời mà các đồng xu được làm bằng kim loại quý như vàng hay bạc, nhiều kẻ gian đã “sống khoẻ” bằng cách mài cạnh đồng xu lấy vàng bạc mà không bị phát hiện ra. Vì vậy, cơ quan chức năng Mỹ bắt đầu tạo ra những đồng xu có cạnh dạng lượn sóng. Theo Nhà máy in tiền Mỹ, đồng 10 xu có 118 sóng, đồng 25 xu có 119 sóng và đồng 50 xu có 150 sóng.

Cho tới ngày nay, cho dù đồng xu Mỹ không còn được làm bằng kim loại quý nữa, nhưng vẫn có cạnh lượn sóng nhằm giúp cho công tác nhận dạng khi cần thiết. Riêng đồng 1 xu và 5 xu Mỹ chưa bao giờ có cạnh dạng lượn sóng vì chúng chưa bao giờ được làm bằng kim loại quý.

image

9. Tờ bạc 10.000 USD?

Tờ 100 USD là tờ bạc xanh có mệnh giá lớn nhất được ấn hành hiện nay. Trước đây từng có các tờ bạc mệnh giá 500 USD, 1.000 USD, 5.000 USD và 10.000 USD, nhưng đã bị ngưng phát hành vào năm 1969 do “ít được sử dụng” – theo lý do mà FED đưa ra. Lần cuối cùng những tờ bạc này được in ấn là vào năm 1945. Ngày nay, một số tờ bạc có mệnh giá “khủng” trên vẫn tồn tại trong tay các nhà sưu tập và vẫn được xem là tiền hợp pháp.

image

10. Tờ bạc 2 USD có giá bao nhiêu?

Tờ 2 USD được phát hành đầu tiên vào năm 1862 nhưng sau đó bị ngưng phát hành vào năm 1966, rồi lại được phát hành trở lại 10 năm sau đó. Thêm một điều đặc biệt nữa: chỉ chưa đầy 1% lượng tiền giấy USD trong lưu thông là tờ 2 USD. Tuy nhiên, những điều này không hề giúp đồng 2 USD tăng giá trị, và chúng vẫn chỉ đáng giá 2 USD mà thôi.

image

Nguồn: http://baomai.blogspot.com/2011/08/10-ieu-thu-vi-ve-usd.html

 Trần Mỹ Thắng chuyển tiếp

22.09.2011 Posted by | Web hay | , | Bình luận về bài viết này

Một kinh nghiệm, một bài học hay về tuổi già.

Ảnh sưu tầm

Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas .

Ôi bao dặm đường xa cách. Từ ngày mẹ tôi mất cha tôi sống một mình, ông không chịu rời căn nhà với những năm tháng của quá khứ và tôi không thể bỏ việc để dọn về nhà cha. Mùa Xuân năm ngoái cha tôi bị ngã bể xương hông và dập một bên sườn. Bây giờ cha tôi phải vào viện dưỡng lão dành cho người già ốm yếu và cha tôi được xếp vào danh sách phải săn sóc đủ một vòng tròn của chiếc đồng hồ treo trong phòng ông. Từ ăn uống, nằm ngồi, đi đứng, làm vệ sinh, nhất nhất điều có y tá. Cái điều đáng buồn là trong khi nhận tất cả phục dịch cho thân thể thì đầu óc của cha tôi vẫn còn cái minh mẫn của một ông giáo sư dậy toán cách đây mấy chục năm.

Tôi không thể thường xuyên bỏ công việc để đi xuống thăm cha, nhưng mỗi ngày tôi phải điện thoại, điện thư liên lạc với bác sĩ, dược sĩ, y tá và những người săn sóc cho cha tôi tại viện dưỡng lão. Tôi cố gắng thu xếp để mỗi hai tháng đến với cha tôi một cái cuối tuần, và mỗi năm về một tuần vacation vào dịp lễ Tạ Ơn hay Giáng Sinh. Tôi biết là cha tôi rất mừng mỗi lần thấy con đến thăm. Cái ánh mắt của cha tôi khi nhìn tôi chào ra về bao giờ cũng theo tôi suốt chuyến bay. Hôm nay cũng thế, khi ngửa cổ ra sau ghế để tìm một giấc ngủ ngắn trên phi cơ, tôi nhìn rất rõ lại hai con mắt của cha tôi. Bất giác tôi tự hỏi “Khi tôi vào tuổi già yếu. Ai sẽ là ‘TÔI’ để tới lui săn sóc hỏi han tôi thường xuyên?”.

Một người độc thân không có anh chị em và những người già không có con, những người có con sống không cùng một tiểu bang, hay xa hơn nữa ở tận một quốc gia khác thì sẽ rơi vào hoàn cảnh nào khi tuổi già lặn xuống như mặt trời lặn trên biển (bạn đã ngắm mặt trời lặn trên biển bao giờ chưa? Nó mất vào nước nhanh vô cùng).

Cái thùng thư ba, bốn ngày không có người lấy, hay đống báo thành chồng trước hiên nhà, cỏ không cắt, lá không cào, các cửa sổ không mở là dấu hiệu cho hàng xóm biết nên báo cho cảnh sát vì chủ nhân trong căn nhà đó ở một mình và là một người già.

Nỗi lo âu của một người không có thân bằng quyến thuộc ở gần lúc tuổi già không phải là nỗi lo âu “quá đáng”. Ðó là một điều chúng ta nên nghĩ đến khi còn có thể tìm hiểu và thu xếp cho chính mình.

Bà Barbara Gordon có mẹ già 92 tuổi sống ở Florida, trong khi bà làm việc ở New York bà đã đặt ra câu hỏi “Who will be ME for me.” Bà đem câu hỏi đó hỏi những người bạn độc thân như bà, không con hay có con tản mác mười phương, họ cùng nhau bàn bạc, đặt ra những câu hỏi cho tuổi già:

– Tôi sẽ sống ở đâu?
– Tôi sẽ sống như thế nào?
– Tôi có đủ tiền không?
– Ai sẽ săn sóc tôi nếu tôi mất khả năng hoạt động?
– Nếu tôi ngã (lúc già yếu) nằm dưới đất hai, ba ngày thì sao?
– Một ngày nào đó liệu tôi có phải rời căn nhà tôi đang ở ?

Những câu hỏi trên đưa đến những câu trả lời khác nhau mà câu nào cũng rất mơ hồ. Cuối cùng họ đi đến kết luận: Cái cách mình đang sống bây giờ sẽ ảnh hưởng rất nhiều vào đời sống của mình lúc về già.

Họ làm cái danh sách sau đây như một kim chỉ nam.

1.”Có bạn bè ở mọi lứa tuổi.”

Ðừng bao giờ nghĩ mình chỉ có thể thân với những người cùng lứa tuổi hay cùng hoàn cảnh như mình. Ðồng ý là họ hiểu mình hơn nhưng đồng thời cũng chỉ nghe những than thở của nhau, không có gì mới lạ. Giao thiệp với những người trẻ hơn mình cũng trẻ lại với cách suy nghĩ và ứng xử với đời sống “Mới” này. Giao thiệp với người già hơn mình để được hưởng sự khôn ngoan của họ.

2.”Kết thân với hàng xóm.”

Chắc bạn không muốn ngã xuống sàn nhà, nằm dưới đất hai ngày rồi mà không có ai đến vực lên. Một tiếng gọi cửa của hàng xóm có khi cứu được sinh mệnh của bạn đấy. Chạy qua chạy lại nhà hàng xóm lúc còn khỏe là một điều rất nên làm. Có hàng xóm tin và thân nhau còn giao cho cả chìa khóa nhà nữa. Người lớn tuổi đâu còn sợ mất mát gì về vật chất, cái quý nhất chính là bản thân mình thôi. Nếu hai gia đình cùng trẻ cùng có con nhỏ ở cạnh nhau mà thân thiện được là một điều rất quý. Tránh được rất nhiều va chạm về con cái và hữu ích cho nhau khi về già.

3.”Một bác sĩ thân thiện và có lương tâm” rất cần.

Ông bác sĩ này phải là một người sẵn sàng cho bạn khi bạn cần tới. Một người không bao giờ từ chối cắt nghĩa một câu hỏi xem ra không được chính xác mấy của bạn. (Những câu hỏi không có kinh nghiệm gì của người trẻ tuổi và quá lẩm cẩm của người già.)

4. “Dược sĩ trẻ hơn mình nhiều tuổi.”

Mua thuốc với những người này, bạn được họ cắt nghĩa rõ ràng và thân thiện hơn. Người bệnh ở lứa tuổi nào cũng cần những dược sĩ trẻ trung.

5. “Tiêu ít, để dành nhiều.”

Người trẻ để dành cho ngày mai. Người già để dành cho hậu sự.

Cần kiệm luôn luôn là một đức tính.

6. “Ăn uống cẩn thận hơn.”

Thức ăn luôn luôn là một nguyên nhân chính cho sức khỏe. Người dân nước nào cũng tự hào về văn hóa ẩm thực của nước họ. Nhưng cái bao tử của cả bàn dân thiên hạ chỉ muốn tiêu thụ những thức ăn nhẹ nhàng, ít dầu mỡ và bổ dưỡng. Bạn cứ lắng nghe xem cơ thể bạn phản ứng thế nào sau mỗi bữa ăn khác nhau, thì bạn sẽ hiểu ngay nó muốn nói điều gì.

7. “Thể thao nhiều hơn”

Ai cũng biết cơ thể cần vận động thì mới khỏe mạnh và đầu óc mới minh mẫn. Cứ cả ngày ngồi gõ cọc cọc (như chính tôi đây) ở máy vi tính, hay xem phim bộ như phần đông người Việt lớn tuổi, chắc chắn là không đúng rồi. Hãy đứng lên. Người trẻ có thể thao của người trẻ, người lớn tuổi có những sinh hoạt thể thao cho tuổi của mình. Nếu không đi xa được thì loanh quanh trong khu xóm, hoặc vung tay, khua chân ngay trong nhà mình. Ðừng ngồi yên một chỗ. Chim chóc ngoài vườn đang gọi bạn.

8. Ngay bây giờ phải là “MÌNH”.

Có người đặt câu hỏi: “Ai thương tôi nhất”

Câu trả lời: “Mình thương chính mình nhất” Vì chồng, (vợ) hay con mình cũng không thương mình bằng chính mình thương mình. Chồng, (vợ) hay con không thể chịu trách nhiệm về thân thể bạn được. Họ chỉ chia sẻ một phần nào.

Nếu bây giờ bạn thực hiện được những điều trên thì khi về già chính bạn đã lo được cho bạn khá nhiều. Vì có ai đó, không phải bà con mình (người bạn hàng xóm) sẽ nhắc cho bạn “Tối nay lúc 9:00 giờ có mục đọc truyện của đài phát thanh (tiếng Việt) hay lắm”. Hoặc: “Ngày mai Chủ Nhật bà có đi chùa không? Sẽ có xe đón đấy

Nguồn: Email chuyển tiếp của Phạm Thị Thu

20.09.2011 Posted by | Sức khỏe | , | 2 bình luận

Cỏ Quy Nhơn

Ảnh ST trên Google

Tác giả : Lê Minh Kha

Không khó để tìm thấy sắc xanh của cỏ trong bất kỳ chiều nào bạn dạo bước trên đường phố Quy Nhơn…

1. Cỏ hiện hữu ở khắp nơi. Cỏ  làm duyên nơi những công viên xanh, men theo bờ biển, vòng tay ôm đại dương; cỏ xanh mướt trong “khoảnh đất vàng” gần siêu thị – nơi các bé và gia đình vui chơi, thả diều ngày hạ; cỏ vào khuôn viên trường học, làm dịu cái nắng chói chang hòa trong tiếng ve gọi mùa; cỏ nép mình bên những vệ đường, trong những khu vườn hẻm nhỏ, mở dần ra một thế giới tinh khôi, tĩnh lặng.

Chiếc lá cỏ bình thường, một mình đứng mang dáng hình lẻ loi, trơ trọi, nhưng cả vạt cỏ, có khả năng gom màu xanh, rào lên sự sống. Cỏ hồn nhiên, vô tư lự, cứ sống và gieo mầm xanh cho đời. Cỏ nhỏ mọn, tầm thường nhưng vẫn thâu chứa bao điều huyền diệu của vũ trụ, giống như lời thơ của Tagore Trong sân chầu vũ trụ / chiếc lá cỏ bình thường / cũng ngồi chung một thảm / với ánh mặt trời và sao sáng trong đêm.

2. Bạn đã thấy cả vũ trụ trong một lá cỏ chưa? Cỏ mọc là quá trình chắt chiu từ đất để tạo gam màu lá. Màu lá luôn vận động, biến chuyển, như dòng đời: khi non tơ mơn mởn, khi xanh ngắt rì rào, khi ngả màu vàng úa, tàn phai. Niềm vui như sóng cỏ xanh tươi rợn tới trời nhưng nỗi buồn mang trái tim màu cỏ úa. Vui – buồn, hạnh phúc – khổ đau, cả vòng sinh hóa – hóa sinh có thể được cảm nghiệm qua một đời cỏ nhiệm mầu. Mọc lên từ đất, nhưng sau khi đã đi hết chặng đường của mình, chiếc lá cỏ bé nhỏ lại trở về với đất, hòa vào nguồn cội, một cõi đi về.

Tinh thần Thiền gắn liền với quan niệm nhất thể hóa, cả vũ trụ có thể thu mình trong những vật vô cùng nhỏ bé như hạt đậu, lá cỏ… Mỗi sự vật đã và đang tồn tại, biết đâu chẳng in hình một lá cỏ bên trong. Cả tôi và bạn, hẳn đã từng là một lá cỏ bên sân đời. Ai chẳng có lần hồn nhiên như cỏ, vô tư mà đi, có bao va vấp, cũng tựa vào Đất Mẹ mà đứng dậy.

3. Không điểm tô cho đời hoa trái, cỏ là cỏ! Cỏ đẹp trong vẻ giản dị, bền bĩ sự sống, kết nối với nhau và hòa vào Đất. Tôi vẫn thường đưa cháu ra khuôn viên gần Trung tâm thương mại Quy Nhơn thả diều. Cháu chạy chân trần trên cỏ, đùa nghịch như một thiên thần trong nắng chiều. Dưới bãi cỏ non xanh mướt, tôi nghe niềm vui của cỏ tung tăng trên bước chân trẻ thơ. Cũng như cánh diều vút bay trời cao, cỏ non và bóng hình trẻ nhỏ thâu gom tất cả những gì tinh khôi, vẹn nguyên của khoảnh khắc đó. Một khoảnh khắc hóa vĩnh cửu, nó cho ta biết về mối tương giao giữa con người và mặt đất – nơi anh ta sống. Cánh diều trên khoảng không bao la diệu vợi – đứa trẻ hồn nhiên và mặt đất đang dậy hương cỏ ngai ngái nắng chiều. Thực và mộng cũng bước đi theo nhịp thời gian, hiện hữu mà vô biên.

Có mấy nơi dễ dàng có được niềm vui như thế này như ở Quy Nhơn không?

4.Tôi có thói quen ngồi lặng thinh trong khu vườn nhà mình, pha một ấm trà và ngắm những vạt cỏ ủ hương đêm. Những con phố và thảm cỏ gắn liền với cuộc đời tôi, nơi tôi đã đặt lên môi người con gái tôi yêu nụ hôn đầu, nơi tôi cùng đám bạn sinh viên đàn hát lướt khướt đêm say, nơi tôi một mình đi dưới ánh đèn vàng, thấy bóng mình hòa vào bóng cỏ… Đâu biết cỏ đã ở trong tôi từ dạo ấy!

Bạn có thể tìm thấy tình yêu thành phố giản dị này ngay từ lá cỏ Quy Nhơn.

Nguồn: http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2011/9/116454/

18.09.2011 Posted by | Quê hương, Văn học - Nghệ thuật | | 6 bình luận

Đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2011

Chùm ảnh đẹp đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ. Cùng ngắm những hình ảnh đáng nhớ trong đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2011 vừa kết thúc cách đây ít phút với chiến thắng bất ngờ của người đẹp tới từ lục địa đen, Leila Lopes – Hoa hậu Angola.                                                                                                      

Sân khấu chung kết Hoa hậu Hoàn vũ

Top 16 người đẹp nhất

Top 16, Hoa hậu Hà Lan
HH Mỹ, Top 16
HH Colombia, Top 16

HH Venezuela, Top 16

HH Puerto Rico, Top 16
Top 10 người đẹp nhất

HH Úc, Top 10 HHHV

HH Costa Rica, Top 10

Leila Lopes – Hoa hậu Angola trình diễn áo tắm
Á hậu 4: Trung Quốc

Á hậu 3: Philippines

Á hậu 2: Brazil

Á hậu 1: Ukraina
Hoa hậu Brazil hạnh phúc khi được xướng tên trong Top 5

Hoa hậu Ukraina giành Á hậu 1 là kết quả hoàn toàn xứng đáng

Hoa hậu Bồ Đào Nha lọt Top 10 là bất ngờ của cuộc thi HHHV năm nay

HH Panama, Top 10

HH Pháp, Top 10

HH Trung Quốc trình diễn áo tắm

HH Ukraina trình diễn áo tắm
HH Brazil được “tút tát” lại ngay trên sân khấu

HH Angola trình diễn váy dạ hội. Cô được khán giả cổ vũ nhiệt tình
HH Philippine trong phút được xướng tên với ngôi Á hậu 3
Hai người đẹp nhất cuộc thi HHHV trong thời gian chờ BGK công bố kết quả cuối cùng
Leila Lopes – Hoa hậu Angola (phải) hạnh phúc khi nghe tên cô xướng lên cùng ngôi vị cao nhất

Hoa hậu Hoàn vũ 2010 Ximena Navarrete trao vương miện cho Leila Lopes – Hoa hậu Angola, tân HHHV
Leila Lopes là Hoa hậu Angola đầu tiên đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ
Các người đẹp chúc mừng tân HHHV
Báo giới bao vây tân HHHV

Leila Lopes sau phút đăng quang


Người đẹp da màu đã làm nên lịch sử


Vẻ đẹp rạng ngời của viên ngọc đen.

Nguồn: TCT’s Email

15.09.2011 Posted by | Tin tức - sự kiện | , | 4 bình luận

Trần Thị Ngân Hà … Em là ai?

Ảnh ST từ Google

Tác giả: Tạ   Chí   Thân

(Bài   nối   tiếp : Những   mẫu   chuyện   bê   lề   đại   hội   – Ngơ   ngẩn   cả   đời )

“Hơn ba giờ chiều… Đại hội liên trường Trung Học Quy Nhơn 2011 cũng đã sắp đến giờ bế mạc.
Tôi cầm chai bia, tới ngồi ở bàn trống gần cuối phòng, xuôi đôi chân mỏi nhừ vì năm tiếng đồng hồ vừa qua phải chạy lên, chạy xuống ”chào bàn”… Vừa châm một điếu thuốc, phả một làn khói… Bỗng có một cô dáng thanh tao tới gần, tự nhiên kéo ghế ngồi bên cạnh và hỏi:
– Anh Thân… Còn nhớ em không?
Tôi nhìn kỹ…  (đọc vội bảng tên trên ngực áo: Trần thị Ngân Hà)”…
Bài   này   được   đăng   lên   ở   nhiều   trang   mạng   và   nhận   được   nhiều   phản   hồi :
–    “Trần   thị   Ngân   Hà   là   ai ???”
–    “Vẻ   vời   chứ   làm   gì   có   chuyện   Trần   thị   Ngân   Hà !!!”
Bạn   ơi !… đúng   vậy .  Làm   gì   mà   có   chuyện   xảy   ra   hi   hữu vay.
Có   nhiều   lần   tôi   tự   hỏi : Tại   sao   tôi   phải   xông   xáo , gánh   vác   những   công   việc   mà   nhiều   khi   tự   hỏi   chẳng   ăn   nhập   gì   cho   chính   bản   thân   tôi ???
Tôi   muốn   tìm   cho   tôi   sự   nổi   tiếng ??? Tìm   cho   tôi   một   sự   đền   bù   vô   giá ???… Như   tìm   ra   được   Trần   thị   Ngân   Hà   trong   ước   mơ …
Nhưng , hình   như   đâu   đó , tôi   thấy   được   bóng   dáng   của   Trần   thị   Ngân   Hà   trong   cách   nhìn   riêng   của   tôi   trong   những   lần   đại   hội :

Những   lần   này , bạn   bè   tôi   rất   ít …
–   Tôi   cảm   thấy   vui   lây   với   bạn   bè   lâu   ngày   không   gặp   của   anh   Lê   Huy , dù   đã   tren   dưới   60   nhưng   vẫn   còn   mày   tao   mi   tớ , chuyện   xưa   chuyện   nay .
– Nguyên   Hạ   – Lê   Nguyễn   gặp   lại   được   Cu   Khỉ , Mỹ   Thắng   gặp   được   Phú   xa   nhau   từ   những   năm   khổ   sở   trước   1980 …
– Thầy   Lê   văn   Tùng   nhỏ   nhẹ   với   học   trò   đang   kính   cẩn  :  “Thưa   thầy   em   là … thầy   còn   nhớ   em   không ???”    -“À …À .. Tùng   nhớ   anh   rồi , anh   ngồi   ở   bản   thứ   hai , gần   cửa   sổ “.  (Thầy   Tùng   luôn   xưng   tên   và   gọi   học   trò   mình   là   anh  , chị ). Hơn   35   năm   không   còn   đứng   trên   bục   giảng   mà   vẫn   còn   nhiều   người   thành   danh   xã   hội   vẫn   gọi   mình   bằng   thầy , bằng   cô … còn   gì   ấm   lòng   hơn ?
– Năm   2008 , Thầy   Đinh   văn   Hiền   được   mời   lên   sân   khấu   đại   diện   các   giáo   sư   nhận   bảng   lưu   niệm … Thầy   đã  mù   lòa   nên   vợ   và   học   trò   thầy  (anh   Cao   Thế   Định ) dìu   thầy   lên .
Vợ   thầy   đã   đọc   những   giòng   chữ   trên   bảng   vàng :
SƯ   SINH   NGHĨA   TRỌNG  – HỌC   SINH   LIÊN   TRƯỜNG   TRUNG   HỌC   QUI   NHƠN  – KÍNH   GHI   ÂN ”
Thầy   Hiền   phát   biểu :  ” Thưa   qúi   thầy   cô … các   em   học   trò   của   tôi   thương   mến . Tôi   đã   mù   rồi , không   còn   đọc   được   những   dòng   chữ   này   nhưng   khi   đem   về   nhà   tôi   sẽ   nhờ   vợ   con   tôi   treo   một   nơi   trang   trọng   để   mỗi   khi      sờ   tới   nó   và   tôi   cảm   thấy   rằng   bao   năm   đứng   trước   bảng   đen   phấn   trắng .. tôi   đã   được   đền   bù !”…
Và   tôi   đã   nhìn   thấy   rất   rõ .. Không   có   hình   ảnh   nào   đẹp   hợn   những   hình   ảnh   trên … dù   hình   ảnh   Trần   thị   Ngân   Hà   là   có   thật .
Và   tôi   vẫn   tiếp   tục   xông   xáo , quên   mình   tham   gia   những   việc   như   vậy .

Các   bạn   của   tôi   ơi ! Làm   việc   cho   xã   hội , lập   một   trang   web   cho   nhiều   người … phải   tùy   theo   hoàn   cảnh   và   ý   nghĩa ,  “Của   cho   không   bằng   cách   cho “, nhất   là   tùy   theo   khả   năng   của   chính   mình … Đôi   khi   bạn   đã   thấy   được   hình   ảnh   của   Trần   thị   Ngân   Hà   rồi   mà   bạn   vẫn   còn   chưa   vừa   ý … muốn   Trần   thị   Ngân   Hà   phải   khác   hơn , nổi   tiếng   hơn . Nhưng   bạn   quên   rằng : đôi   khi   mình   cho   mà   chẳng   ai   thèm   nhận , chẳng   khác   gì :
“KHI   NGƯỜI   TA   ĐÓI   ĂN   MÀ   BẠN   KHÔNG   TIẾP   TỤC   CHO   THỰC   PHẨM   MÀ   CHO   NGƯỜI   TA   CÁI   TV   KHI   NHÀ   NGƯỜI   TA   CHƯA   BẮT   ĐƯỢC   DÒNG   ĐIỆN ” Vậy ! Bạn   ơi …

Nguồn: Ta Chí Thân’s Email

13.09.2011 Posted by | Bài viết | | 4 bình luận

Lê Hoàng Long: cả đời vẫn mãi ‘gợi giấc mơ xưa’

Có nhiều nhạc sỹ cả đời chỉ để lại cho hậu thế vài bản nhạc, thậm chí có khi chỉ một tác phẩm, nhưng đó lại là những sáng tác để đời. Nhạc sỹ Lê Hoàng Long của chúng ta là một trong số đó.

Nhạc sỹ Lê Hoàng Long

Lê Hoàng Long sinh năm 1930 tại Sơn Tây.

Ông từng học violon với thầy Lã Hữu Quỳnh rồi với thầy Lương Ngọc Châu và cũng học hòa âm với giáo sư Tạ Phước.

Từ năm 1950, Lê Hoàng Long học tại Trường âm nhạc Việt Bắc ở Tuyên Quang do nhạc sĩ Văn Cao làm hiệu trưởng, nhạc sĩ Tô Vũ là giáo sư hòa âm.

Năm 1954 Lê Hoàng Long vào định cư tại Sài Gòn, sau đó chuyển về Huế. Ở Huế được hai năm ông lại quay lại tiếp tục sống ở Sài Gòn.

Nhạc phẩm Gợi giấc mơ xưa được ông viết tại Sài Gòn năm 1955 khi người yêu của ông đi lấy chồng. Gia đình cô không đồng ý với tình yêu của hai người vì ông chỉ là một nhạc công violon.

“Ngày mai lênh đênh trên sông Hương

Theo gió mơ hồ hồn về đâu

Sóng sầu dâng theo bao năm tháng

Ngóng về đường lối cũ tìm em…

Anh ơi, đời đã lỡ hẹn thề thì đâu có ngày về

Xa anh đời em tắt nụ cười héo hắt đôi làn môi

Đêm đêm đèn le lói một mình ngồi ôm giấc mộng tình

Kiếp sau đôi tim hòa chào đón ánh bình minh. ”

Gợi giấc mơ xưa trở thành một nhạc phẩm nổi tiếng và được nhiều thế hệ ca sĩ trình bày. Lê Hoàng Long cũng là người có nhiều bài viết, tiểu sử về các nhạc sĩ Việt Nam.

ĐÔI ĐIỀU VỀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA ‘GỢI GIẤC MƠ XƯA’

Theo: http://vnexpress.net/gl/van-hoa/am-nhac/2002/11/3b9c272a/

“Gợi giấc mơ xưa” là bài hát có hương vị thất tình. Ông có thể hé mở đôi chút về mối tình này?

– Tôi bây giờ đã già, con cái đã trưởng thành rồi, còn người ấy cũng đã cùng con cái cháu chắt ở tận phương trời nào. Thành thử tôi chẳng ngại gì mà giấu diếm. Khi còn ở Sài Gòn năm 1954, tôi có quen và yêu một người con gái tên là Lê Thu Hiền. Tình yêu đang đẹp thì bỗng có người đến xin cưới nàng. Ngay lập tức, nàng dẫn tôi đến gặp bố mình. Gặp ông, tôi chính thức xin được làm rể, nhưng ông bảo: “Để hỏi ý kiến xem em nó thế nào đã”. Không ngờ khi tôi ra về, ông quát mắng con gái: “Nếu bằng lòng lấy anh giám đốc trường dạy lái xe Auto Ecole Mayer thì còn gia đình. Còn nếu lấy anh chàng chỉ biết chơi violon tối ngày thì không còn cha con, dòng họ gì hết”. Và thế là thủ tục cưới của họ cứ tuần tự diễn ra. Hôm đó là một ngày chủ nhật cận tết Ất Mùi năm 1955, tôi đau đớn chứng kiến người yêu lên xe hoa. Ngồi chờ đoàn xe đưa cô dâu về nhà chồng trong một quán cà phê ở đường Hiền Vương (nay là đường Võ Thị Sáu), tôi thấy nàng ôm bó hoa màu trắng trong lễ phục cô dâu cùng chú rể bước lên xe. Đoàn xe chậm rãi đi qua chỗ tôi ngồi, bánh xe lăn trên đường như nghiến nát hồn tôi. Ngay lúc đó, tâm trí tôi đã hiện lên ý nhạc. Khi đoàn xe đi khuất, tôi trở về căn gác nhỏ ở đường Lý Thái Tổ và hoàn tất bài Gợi giấc mơ xưa, cả phần nhạc lẫn phần lời trong chưa đầy 10 phút.

Câu chuyện xảy ra ở Sài Gòn, tại sao bài hát lại bắt đầu bằng câu “Ngày mai lênh đênh trên sông Hương…” ?

– Đang làm ở Sài Gòn nhưng tôi quyết tâm xin ra Huế, xa những con đường, góc phố để quên đi. Tuy vậy, sau hai năm sống với sông Hương, núi Ngự, tôi vẫn không sao quên được hình bóng cũ. Giã từ Huế trở lại Sài Gòn, chiều chiều tôi lại lang thang trên lối cũ như một kẻ bị tâm thần giữa Sài Gòn hoa lệ.

Rồi ông có gặp lại cố nhân không?

– Có, nhưng chỉ vô tình gặp giữa đường phố. Hai người chỉ trao đổi ít lời ngắn ngủi về cuộc sống rồi chia tay. Biết nàng đã tay bế tay bồng nên tôi không muốn gặp thêm lần nào nữa để khỏi khuấy động hạnh phúc của nàng. Tôi lập gia đình sau đó và có 6 người con. Vợ tôi mất đột ngột vào năm 1975. Đến năm 1981, tôi tục huyền và có thêm một cháu gái. Chỉ có cô con út này là có máu văn nghệ như bố, cháu hát khá hay và đã đoạt giải nhất cuộc thi hát với organ năm 1999.

Mời bạn đọc nghe lại bản nhạc này theo đường link:

Nghe “Gợi giấc mơ xưa” của nhạc sỹ Lê Hoàng Long qua tiếng hát trầm ấm của Sỹ Phú

Nguồn: http://www.dongnhacxua.com/le-hoang-long-goi-giac-mo-xua

07.09.2011 Posted by | Văn học - Nghệ thuật | , , | Bình luận về bài viết này

Khép …

TSQN – Bạn đọc taysonquynhon’s Blog có lẽ đã rất quen thuộc với tên tuổi thyxuan trên trang nhà, không ít bạn bè đã giao lưu qua comment với đông môn thyxuanHôm nay tayson12ab trân trọng ra mắt các bạn một bài thơ của thyxuan, mời các bạn cùng đọc thơ, tâm sự và chia sẻ.

Hoa Súng – ảnh tự chụp

Tác giả: Thyxuan

Khép lại đôi bàn tay

Nguyện cầu cho nhân thế

Khép lại đôi mắt lệ

Trôi đi những tủi hờn

Khép lại khép lại hơn

Những ưu tư phiền muộn

Khép lại bao ham muốn

Cho cuộc sống bình an

Khép lại cái hoang đàng

Để đời còn lẽ sống

Mở ra tia hy vọng

Cho kẻ lạc lối đường

Đừng khép lại tình thương

Bởi đời là bể khổ…

Tham sân si hỷ nộ ái ố

Có tránh được là bao !

Thôi thì khép lại mau

Cho lòng mình thanh thoát …

Sài Gòn, Tháng 9/2011

Nguồn: tinhcachoem’s email

03.09.2011 Posted by | Bài viết | , , | 13 bình luận