taysonquynhon's Blog

Một thời học trò để nhớ về

Cười nghiêng ngã với tập làm văn ‘bá đạo’ của học sinh lớp 2

Mới làm quen với bài tập làm văn miêu tả, những bài văn của học sinh lớp 2 khiến cho nhiều người không nhịn nổi cười.

Đề: Tả ông nội

Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?

Đề: Miêu tả về bố

Bố em có một hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải.

Đề: Tả cây chuối

Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh.

Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất

Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.


Ảnh minh họa

Đề: Tả anh bộ đội

Anh bộ đội cao khoảng 1,20 m, súng AK dài 1m rưỡi.

Đề: Tả buổi chào cờ đầu tuần

Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại.

Đề: Tả cây bàng

Ở cạnh nhà em cách một quán phở có một cây bàng. Cây bàng đã sống trên 10 năm nên nó đã già và nó đã biến thành cây đa.

Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất

Nhà em có một con chim chích bông, nó nhỏ và xinh, lông nó màu vàng óng, em thấy nó không ngừng nhảy và mổ mồi. Em rất yêu con gà của ông em.

Đề: Tả con trâu (của một học sinh thành phố)

Nhà em có nuôi một con trâu. Nó đáng yêu lắm. Hàng ngày, mẹ xích nó ở góc hiên. Trên cổ nó có đeo một cái nơ màu hồng thật xinh xắn. Nó ăn rất ít cơm. Nó có khuôn mặt trái xoan thanh tú.

Đề: Tả một buổi học

Tùng tùng tùng, tiếng trống vang lên báo hiệu đã đến giờ vào lớp. Không còn cảnh nô nghịch, chạy nhảy nhốn nháo nữa. Các bạn, ai ai vào vị trí của người đó. Sách vở để ngay ngắn trên bàn. Cô giáo bước vào lớp. Học sinh đứng dậy chào cô. Cô mặc chiếc áo dài hoa rất đẹp. Tóc cô thẳng mượt thả đến ngang lưng. Cô đặt chiếc cặp đen lên bàn và cất tiếng dịu dàng: “Hôm nay có ai đóng tiền không?”

Đề: Tả con lợn nhà em

Con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!

Đề: Tả đêm giao thừa

Em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng…

Đề: Tả con gà trống nhà em

Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái…  

Nguồn: http://baoduhoc.vn/bai-viet/cuoi-nghieng-nga-voi-tap-lam-van-ba-dao-cua-hoc-sinh-lop-2.bdh

20.04.2014 Posted by | Giáo dục | , | Bình luận về bài viết này

Trò chơi thuở xa xưa

TSQN – Tác giả của bài Cafe SanJose với lối viết thật hóm hỉnh, đầy bất ngờ làm người đọc nhớ đến từng chi tiết theo phong cách phóng sự. Cũng với phong cách này tác giả lại trình bày bài viết với chủ đề tuổi thơ xưa và nay. Mời các bạn ghé đọc bài viết này để cùng nhớ lại tuổi thơ một thời đi qua.

Tác giả: XYZ

Mt bui chiu cui tháng mười, ngoài tri mưa tm tã, mưướt đường ướt đt, mưa như xi như x. C ti cái ngày này là li nh quay nh qut ti my đa bn hc cũ, không biết gi này ti nó ra sao ri. Hai ngày nay vẫn chưa ôm được cái computer đ m mail. Hai đa cháu ngoc dành ly cái computer ca ngoi, đang chơi game vi nhau ri cãi nhau chí choé ở đng kia, n ào như cái ch. Gi này mà bo ti nó đưa computer cho ngoi thì e rằng khó ơi là khó.

– Hai đa bay chơi cái game gì mà chán như cơm nếp nát vậy. Hi xưa ngoi còn nhnhư ti bay, ngoi …

Hai đa ngng chơi game, cùng quay đu tò mò hi:

– Hi xưa ngoi còn nh như ti con, ngoi có chơi cái game này không ngoại?

– Ngoại hi đó chưa có game như my đa bây gi nhưng có nhiu trò chơi dzui hơn nhiu. Hai đa đưa computer cho ngoi dò mail ri ngoi lên kiếm hình trò chơi hi đó ri ngoi k cho hai đa nghe.

Hai đa nh trúng kế ngoi, giao ngay computer ri ngoan ngoãn ngi im ch đi.

– Ch có đa nào gi mail hết! Cái ti này hng biết gi này làm cái quái gì mà chcó mail vi miết gì hết. V hưu hết ri ch có bn gì cho cam mà ch gi mail cho tui.

– Ngoi check mail ri đó ngoi. Gi ngoi k chuyn hi xưa còn nh ngoi chơi game gì đi ngoại.

–  …… Đ ngoi k. Đ ngoi k. Đ ngoi nh li coi…

Hi xa hi xưa … cái hi mà ngoi nh như hai đa bây gi…lúc đó trò chơi nhiu ơi là nhiều. Trò chơi nào cũng có ít nht hai người, còn nhiều hơn thì chia phe chia nhóm. Có phe bên này phe bên kia nên phi có người đi trước người đi sau, thành thử bt đu trò chơi bao gi cũng phi :

1. ON TÙ TÌ:

– Oẳn tù tì có phải là one two three hông ngoại?

– Đúng rồi đó con. Oẳn tù tì hay có khi còn gọi là Đánh Tù Tì , Bao Tiếng Xùm hay Xù Xì Xụt Xịt. Trò chơi này dùng để phân biệt ai là người ưu tiên đi trước bằng cách dùng bàn tay giả làm một trong những cái này:

– Cái Búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm

– Cái Kéo: nắm 3 ngón tay cái, áp út, và ngón út lại, xong xòe 2 ngón tay còn lại thành hình cái Kéo.

– Cái Bao: xòe cả 5 ngón tay ra.

Cái Búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì trùm cái búa.

Bàn tay mỗi người được dấu sau lưng rồi cả hai cùng đọc:

“Oẳn tù tì ra cái gì ra cái đây?

hay xù xì xụt xịt như sau:

Xù xì xụt xịt

Hột mít lùi tro

Ăn no ó o

Ra gò té địt

là cùng đưa tay ra, rồi theo búa, kéo hay bao mà biết được bên nào thắng bên nào thua. Hai bên giống nhau thì chơi lại. Ai thắng thì được đi trước.

Rồi còn mấy trò chơi như:

2. ĐÁ GÀ:

Mỗi người gấp 1 chân của mình, chân còn lại nhảy lò cò đi đá chân của người khác. Ai té trước thì thua cuộc. Trò chơi này bắt chước trò chơi cho hai con gà đá nhau của người lớn.

– Eo ui! Mấy con gà dễ thương vậy mà sao cho tụi nó đánh nhau như vậy hở ngoại. Mấy người lớn ác quá đi! Con không thích trò chơi này.

3. U QU:

Mới đầu người chơi vạch một đường phân chia biên giới, xong mỗi phe đứng trong vùng của mình. Oẳn tù tì xong thì bên thắng đi trước bằng cách cho một người chạy qua phía bên kia vừa chạy vừa kêu “u…u…” rồi tìm cách chạm vào đối phương xong rồi cố chạy về lại phía bên mình. Bên kia đổi lại tìm cách giữ không cho người “u…u” quay về cho đến khi hết hơi không kêu “u… u…” được nữa thì thua. Ngược lại, nếu người “u… u” thoát về được thì những người bị chạm đều bị loại.

.

4. NHY DÂY:

5. BÚNG THUN:

Mỗi người chơi bỏ ra từ 5 đến 10 sợi dây thun rồi trộn lên và thảy xuống đất. Sau đó 2 người sẽ dùng ngón tay dích dây thun nọ đè lên dây kia là ăn.

6. CHÙM CHÙM MA DA :

Cả đám oẳn tù tì xong, đứa nào thua cuối cùng thì bị làm Ma Da. Những đứa còn lại đứng trên cao gọi là bờ. Ma Da hô 1, 2, 3 thì ai cũng phải nhảy xuống đất Ma Da đang đứng nhưng phải coi chừng bị Ma Da chụp được. Bị Ma Da quơ tay trúng là đứa đó bị làm Ma Da rồi đứa làm Ma Da thành người chơi.

7. ĐÁNH TRNG:

Cây trỏng để đánh thường thường là “cây dong hoặc cây gòn”, chặt làm hai khúc, cây cầm đánh dài khoảng 5 hoặc 6 tấc gọi là cây đập đầu mào, cây ngắn 2 tấc gọi là cây đầu mào.

Rồi đào một lỗ dài hơn 2 tấc, sâu miễn sao để đầu mào nằm gọn vào lỗ, gạch phía trước lỗ một đường mức khoảng cách 6 hoặc 7 thước.

Đặt đầu trỏng ngắn nằm ngang trên miệng lỗ và lấy cây dài dích sao cho đầu trỏng ngắn bay ra khỏi mức sao cho bên kia không bắt được đầu trỏng. Bên kia bắt được thì người dích thua. Khi bên kia bắt không được thì người dích đặt cây trỏng dài nằm ngang trên lỗ, để cho bên kia lượm đầu trỏng ngắn nằm ở đâu thì từ chỗ đó chố vào, nếu trúng cây trỏng dài thì người đó thua.

8. BT MT BT DÊ:

Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.

Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.

9. RNG RN LÊN MÂY:

Một người đóng vai thầy thuốc, số còn lại sắp hàng một, người sau nắm người trước. Rồi tất cả bắt đầu lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:

Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Hỏi thăm thầy thuốc

Có ở nhà không?

Người đóng vai thầy thuốc trả lời:

– Thấy thuốc không có nhà !

Rồng rắn lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:

– Có ! Rồng rắn đi đâu?

Người đứng làm đầu rồng rắn trả lời:

– Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.

– Con lên mấy ?

– Con lên một

– Thuốc chẳng hay

– Con lên hai.

– Thuốc chẳng hay

Cứ như vậy cho đến khi:

– Con lên mười.

– Thuốc hay vậy.

Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:

Thầy Thuốc: – Xin khúc đầu.

Rồng Rắn: – Những xương cùng xẩu.

Thầy Thuốc: – Xin khúc giữa.

Rồng Rắn: – Những máu cùng me.

Thầy Thuốc: – Xin khúc đuôi.

Rồng Rắn: – Tha hồ mà đuổi.

Rồng rắn trả lời xong là thầy thuốc tìm cách bắt cho được người cuối cùng trong hàng.

Người đứng đầu rồng rắn vừa chạy vừa dang tay, cố ngăn không cho thầy thuốc bắt được cái đuôi, còn cái đuôi phải chạy và tìm cách né thầy thuốc.

Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.

– Hồi thời Ngoại thì có trò Thiên Đàng Địa Ngục, Thiên đàng địa ngục hai bên, Ai khôn thì lại ai dại thì qua, Đêm nằm nhớ Chúa nhớ Cha, Đọc kinh cầu nguyện kẻo xa linh hồn, Linh hồn phải giữ linh hồn, Đến khi gần chết được lên thiên đàng… Cũng gần gần giống như Rồng Rắn Lên Mây, dzui lắm…
.

10. Ô LÀNG:

Vẽ một hình chữ nhật với 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật là 2 hình vòng cung, đó là 2 ô làng cho mỗi bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.

Người thứ nhất đi với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ mình chọn, rồi rải đều từng viên một cho những ô vuông kể cả ô làng. Khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng dừng cách khoảng là một ô trống, chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài.

Những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và tới phiên người đối diện.

Người đối diện cũng đi như người đầu tiên. Cả hai thay phiên nhau đi cho đến khi người nào nhặt được phần ô làng và lấy được hết phần của người kia là thắng.

11. ĐÁNH TH:

Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một trái banh tennis.

Người đánh thẻ rải đều 10 cây thẻ xuống nền nhà, vừa tung trái banh lên thì tay cầm banh phải nhanh tay nhặt từng đôi gồm 2 thẻ, khi trái banh rớt xuống nền nhà và tung lên, tay phải bắt kịp trái banh không để rơi xuống đất lần nữa, và cứ thế cho hết số thẻ.

canh chm: Bên đối phương dùng tay chụm 10 cây đũa thẻ vào một nhúm, người chơi thảy banh lên trong cùng một bên tay, lấy số thẻ làm sao để chừa lại số thẻ còn lại 2 thẻ,

canh quét: Cầm bó thẻ trong tay ngay đầu thẻ rồi thảy banh lên trong khi trái banh đang ở độ cao thì người chơi cầm bó thẻ quét như cầm chổi quét nhà vậy, quét qua, quét lại liền.

Canh chuyn: Cầm chặt bó thẻ để ngang người thảy banh lên trong khi banh đang ở độ cao thì người chơi xoay tròn 2 vòng bó thẻ và chụp cho kịp trái banh như những lần trước khi banh rơi xuống và được tung lên.

Canh giã: Cầm giữa bó thẻ, trái banh được tung lên cao và kịp dộng đứng bó thẻ xuống nền nhà 2 lần.

– Con thích trò chơi này đó ngoại. Để con lấy cái bó đũa của mẹ trong bếp với cái banh tennis của ba rồi con với mẹ chơi.

– Ừa! Để mẹ con về rồi con nói mẹ chỉ cho. Mẹ con hồi nhỏ chơi giỏi lắm đó.

12. ĐÁNH G:

Con gụ làm bằng gỗ hình nón cụt, có chân bằng sắt. Dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con gụ nào xoay lâu nhất là thắng, rồi còn dùng con gụ chọi vào mấy con gụ khác đang xoay nữa.

13. NHY CÒ CÒ:

Nhảy cò cò là nhảy với một chân.

Chỉ được dùng một chân để nhảy và không được đổi chân trong lúc đang nhảy. Nếu nhảy dẫm vào vạch hay đá quân cái không đúng ô hoặc ra ngoài ô thì bị loại, người khác vào chơi.

Người chơi vẽ dưới đất 7 ô vuông, được đánh số từ 1 đến 7. Người chơi dùng miếng mẻng trèng ném vào ô (theo thứ tự từ ô thứ nhất đến ô cuối cùng), sau đó co một chân lên, nhảy cò cò vào trong ô. Người chơi phải hoàn tất hết các ô thì sẽ được “bói nhà”. Người chơi sẽ quay lưng lại và ném miếng mẻng trèng vào trong ô, nếu rơi vào ô nào thì sẽ được xây nhà ở đó.

14. ÔNG ĐI QUA BÀ ĐI LẠI :

Nhiều hay ít người chơi cũng được, chia làm hai phe.

Người cầm đầu trong toán chơi gọi là mẹ, người làm mẹ chơi hay và cao lớn nhất trong toán, người mẹ đi trước hoặc nhảy đầu tiên.

Bắt đầu chơi, hai bên bao tiếng xùm bên nào thắng đi trước.

Bên thua hai người ngồi đối diện nhau, một người ngay một cẳng ra phía trước, bàn chân thẳng đứng gót chân chạm đất là canh một.

Bên ăn nhảy qua canh một, người làm mẹ nhảy qua trước và đọc “đi canh một”, tất cả tụi con nhảy theo và lập lại câu “đi canh một” và vòng nhảy về cũng vậy, người cầm đầu cũng nhảy trước và đọc “về canh một” tụi con cũng nhảy qua sau và làm theo được hết rồi cứ như thế bên thua chồng cẳng lên canh 2, ngồi đối diện gác cẳng lên hàng tiếp tục lên canh 3 và canh 4, cứ như thế mà nhảy qua nhảy lại trong lúc miệng đọc đi hết canh này đến canh kia. Người nào không nhảy qua mà đụng chân thì chết ngồi đó chờ hết bàn chơi tiếp.

Xong canh bốn, thì tới canh búp, canh nở, canh tàn và sau cùng là canh gươm.

– Trò này dzui à ngoại. Để ba mẹ về rồi mình chơi trò này nghe ngoại. Mà ngoại! Giờ ngoại nhảy được tới búp hông dzậy ngoại?

– Ơ…ơ… Lâu quá không chơi, ngoại cũng không biết nữa!

15. TT LON:

Gồm một cái lon và mỗi đứa một chiếc dép.

Bao tiếng xùm, ai thua thì ra giữ lon.

Cái lon được đặt cách xa khoảng 5m có làm dấu và đứa thua ra giữ lon.

Tất cả còn lại dùng dép tạt sao cho cái lon văng đi xa, tạt xong chạy lên lấy lại dép rồi quay về, còn đứa giữ lon chạy lấy lon và đặt đúng chỗ cũ xong cố chạm đứa lấy dép. Đứa bị chạm thì phải ra thế đứa giữ lon.

16. BN BI:

– Bắn bi là cầm mấy viên bi rồi ném hả ngoại?

– Không phải ném bi mà bắn bi con. Cái bàn tay túm lại như thế này thế này với hòn bi bên trên rồi dùng ngón cái búng hòn bi đi. Hoặc xoè bàn tay ra ngón cái chấm đất, bàn tay kia cầm viên bi để ngay đầu ngón giữa bàn tay chấm đất xong cong ngón tay giữa nhắm bắn ra. Ông Năm Hủ Tiếu hồi nhỏ bắn bi cừ lắm đó!

– Còn ngoại, ngoại giỏi môn gì hở ngoại?

– Ngoại giỏi … ơ … ơ …”năm…mười…mười lăm…”

17. NHY NGA:

18. “NĂM…MƯỜI…MƯỜI LĂM…”

Một đứa nhắm mắt lại rồi đọc lớn “5…10…15…20….100″ trong khi những đứa khác chạy tản ra kiếm chỗ trốn.

Khi đứa bịt mắt đọc tới 100 thì mở mắt ra rồi đi tìm mấy đứa trốn.

– Trốn thì khó tìm lắm ngoại ơi! Ngoại nói ngoại chơi môn này giỏi. Chơi sao cho giỏi ngoại?

– Ơ…ơ… Hồi đó ngoại vừa đọc “năm…mười…mười lăm…”, ngoại vừa mở mắt ngoại theo dõi mấy đứa trốn chỗ nào để ngoại chụp.

– Ngoại ăn gian. Ngoại không fair play!

19 . TH DIU:

– Ngoại ơi ngoại! Th diu thì ti con cũng có chơi ri ngoi à!

– Mà hi xưa ngoi ngon hơn! My cái diu ngoi đu t làm hết!

– Chng nào rảnh, ngoi ch cho ti con cách làm nghen ngoi!

– a. Ngoi s ch. Mà… mà… ngoi hông biết kiếm đâu ra tre đ làm đây!

– Hồi xưa còn trò chơi gì na không ngoi?

– Còn nhiu lm mà ngoi không nh được. Còn cái trò chơi gì mà cm hai cây đũa xung đt, choàng cng dây thun t bên này sang bên kia, xong ngt mt cái gì đó mà ngt cung đi thì ging như con sâu rm ri đt lên gia cng dây thun, xong mi đa mt đu cc đũa, cm cc đá gõ gõ nhè nh, cho hai con sâu rm tiến đến gn nhau, con nào rt xung trước thì bên đó thua. Đ ngoi email hi my người bn th có ai còn nh còn trò gì na hông? À, ngoi nh còn có cái trò này na nè:

20. TM MƯA:

– Ngoơi ngoi! Bên ngoài đang mưa kìa ngoi. Ngoi vi ti con ra ngoài tm mưa đi ngoi.

– Hng được đâu! Tm mưa ri l my đa cm là ba má my đa bay la ngoi.

– Ba má không la đâu ngoi. Ti con mnh ù hà, ch có ngoi là yếu thôi. Hay là như dzy, ngoi bn áo mưa xong ra tm mưa vi ti con nghe ngoi. Ngoi… Ngoi…

– … … My đa ch chút! Đ ngoi đi vô ngoi ly cái áo mưa.

.

XYZ

Nguồn:  http://cdnth6875.com/2011/10/28/tro-ch%C6%A1i-thu%E1%BB%9F-xa-x%C6%B0a/comment-page-1/#comment-5665

28.10.2011 Posted by | Bài viết, Quê hương | , | Bình luận về bài viết này

Những câu trả lời buồn cười nhất của học trò Tây

Chứng minh học là thất bại, con gái là tội lỗi, định nghĩa định luật Beer là… say xỉn – Đó là ba trong số những câu trả lời buồn cười và ngộ nghĩnh nhất được bình chọn trên mạng của các cô cậu học sinh sinh viên xứ người.

1 – Chứng minh học là thất bại

 

Không học = Thất bại

Học = Không thất bại

Suy ra: Không học + Học = Thất bại + Không thất bại (tính chất hệ đẳng thức)

Sau khi thừa số chung và giản ước đẳng thức suy ra: Học = Thất bại (!)

2 – Giản ước 1/n

Mô tả ảnh.
 

Với n trong chữ sin suy ra sin x = six = 6 (!) (six là 6)

3 – Đề bài: Tracey đã sai. Hãy lấy một ví dụ chứng minh cô ấy đã phát biểu sai.

Mô tả ảnh.
 

Trả lời: Ví dụ chứng minh: Vì cô ấy là… phụ nữ (!) (là phụ nữ nên sai)

4 – Chứng minh con gái là… tội lỗi

Mô tả ảnh.
 

Con gái cần tiền và thời gian (cũng như con trai) nên:

Con gái = Tiền x Thời gian

Mà có câu “Thời gian là tiền bạc” nên:

Thời gian = Tiền bạc

Suy ra: Con gái = Tiền x Tiền = Tiền bình phương

Mà lại có câu “Tiền là căn nguyên của mọi tội lỗi” (Money is the root of all evil”

Suy ra: Tiền bằng căn bậc hai của Tội lỗi (trong tiếng Anh chữ root vừa có nghĩa là căn nguyên vừa có nghĩa là căn toán học)

Vì con gái bằng Tiền bình phương từ đó suy ra: Con gái = Căn bậc hai của Tội lỗi bình phương

Suy ra: Con gái = Tội lỗi (!)

5 – Đề bài: Miêu tả vắn tắt nước cứng là gì

Mô tả ảnh.
 

Trả lời: Nước cứng là… đá lạnh (!)

(Nước cứng là loại nước tự nhiên chứa trên ba mili đương lượng gam cation canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) trong một lít. Nước chứa nhiều Mg2+ có vị đắng. Tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ đặc trưng cho tính chất cứng của nước).

6 – Câu hỏi: Hãy khai triển nhị thức (a + b)n

Mô tả ảnh.
 

Trả lời: Mở rộng liên tiếp khoảng cách vật lý giữa chữ a và b

(Trong tiếng Anh chữ expand vừa có nghĩa là khai triển (toán học) vừa có nghĩa là mở rộng)

7 – Đề bài: Hãy phát biểu định luật Beer-Lambert

Mô tả ảnh.
 

Bài làm: Vẽ hình một người uống bia rồi… say xỉn

(Định luật Beer-Lambert là một định luật về quang học chứ không hề liên quan đến rượu bia. Chữ Beer không phải là bia như nghĩa thông thường trong tiếng Anh mà là tên của một trong hai nhà khoa học phát minh ra định luật)

8 – Bài làm của học sinh: Em viết bằng mực vô hình. Em hứa là bài làm đúng

Mô tả ảnh.
 

Lời phê của giáo viên: Tôi không thể đọc được bài làm nếu không có cặp kính vô hình.

9 – Bài làm của sinh viên:

Mô tả ảnh.
 

Xin lỗi thầy (cô) giáo. Đã hết giờ mất.

10 – Câu hỏi: Hãy tìm x (tìm chiều dài của cạnh huyền x)

Mô tả ảnh.
 

Trả lời: Vẽ mũi tên chỉ vào điểm x, kèm theo chữ “đây là điểm x” (bó tay)

11 – Đề bài: Hãy miêu tả trải nghiệm của em trong lớp học này

Mô tả ảnh.
 

Bài làm: Nếu em chỉ có một giờ để sống, em sẽ sống trong lớp học này bởi ở đây em có cảm giác thời gian như vô tận. (Vì không làm được bài nên cảm thấy “một ngày như thế kỷ”).

  • Lam Sơn Lê (theo Asia One)

Nguồn: vietnamnet.vn

02.11.2010 Posted by | Giáo dục | , | Bình luận về bài viết này