taysonquynhon's Blog

Một thời học trò để nhớ về

Facebook đối chọi với thực tế

Dã Qùy bmt lược dịch  Anh Việt từ một blog của WordPress 

(Xin xem nguồn ở cuối bài dịch này) 

Liệu Facebook có còn tồn tại không? Có phải nó đang trở thành mối đe dọa cho người sử dụng? Phải chăng chúng ta lo sợ hay yêu thích nó?

Những loại câu hỏi này đeo bám trong đầu tôi cả tháng nay và cho đến tận bây giờ  tôi dường như là người duy nhất tự đặt câu hỏi cho vấn đề về Facebook (FB). Có đến hơn 800 triệu người đang sử dụng thường xuyên mạng xã hội này, nhưng tôi cảm thấy nhiều người trong số họ chưa ý thức được hậu quả của việc sử dụng nó. Việc mất đi việc làm hay tiền bạc và bị khước từ vào trường đại học chỉ là một vài ví dụ. Theo hướng trình bày này, tôi sẽ cố gắng làm cho bạn nhận ra và hiểu được FB thực sự nó là gì.

Ngày nay, có vẻ như mọi hoạt động chúng ta thực hiện trên FB đều có hậu quả trong thực tế. Đừng bao giờ xóa tên một ai đó trên FB mà bạn nhìn thấy trong cuộc sống hằng ngày bởi vì có một dịp tốt để người đó không còn nói chuyện được với bạn nữa. Liệu bạn có nổi khùng chưa? Mỗi phản hồi, trêu ghẹo, ưa thích, và bài đăng trên diễn đàn đều là hệ trọng, nên cẩn thận. Nếu bạn viết lên một điều gì đó thì hãy chắc chắn là bạn sẽ không hề hối tiếc về sau này.

Hơn nữa, một số người dùng FB lại đang gặp phiền toái trong việc tìm ra sự khác biệt giữa FB và thực tế. Tôi đã nhìn thấy nhiều điều và đã nghe nhiều câu chuyện mà bạn chắc không tin nổi. Có thể một ai đó nói với tôi điểm mấu chốt của việc mua một con lợn ảo bằng số tiền thật có nghĩa là gì? Thuần túy theo nghĩa đen, người ta đang mua một số điểm ảnh trên màn hình mà thôi và luôn tiện con lợn ảo này không tạo ra cho bạn được số tiền thật trừ bọn gian xảo (tiền cho nông trại ảo hay điều gì đó tương tự). Một số người trong chúng ta, những người dùng FB, đang bị mất tiền và điều đó thật đáng buồn.

FB trở nên to lón đến nỗi mà mọi người sở hữu nó cùng mong muốn ngày càng có nhiều “bạn bè”. Thoạt đầu nó dường như không phải là vấn đề lớn, thế nhưng nếu bạn suy nghĩ thêm một chút về nó, bạn sẽ phát hiện ra điều này. Chúng ta hãy cùng nói là bạn có 900 “bạn bè” FB. Trong số 900 đó, bao nhiêu trong số họ sẽ mở cánh cửa nhà họ để cho bạn vào tá túc lúc nửa đêm? Bao nhiêu trong số họ sẽ dễ dàng đi chơi và ăn tối với bạn như là hai người bạn tốt với nhau? Thật không may, tôi đoán là không nhiều. Nếu bạn có 1000 “bạn bè” FB, có lẽ bạn có được chỉ 10 người bạn thật sự. Điều gì xảy ra nếu bạn rời khỏi FB một lát và bắt đầu đi dạo trong chốc lát để gặp gỡ những người mới, có lẽ bạn sẽ mất đi một vài người bạn FB để làm quen được một số bạn bè ngoài đời. Bạn bè FB sẽ không mang lại cho bạn bất cứ điều gì khác hơn là các phản hồi và click nút “ưa thích”, hãy nhớ lấy điều đó.

Việc quảng cáo của FB cũng là một vấn đề mà bạn cần phải tỉnh táo. Hệ thống của nó được dựa trên những thứ mà bạn đã “ưa thích” trong tiểu sử của bạn. Dựa trên tiểu sử, nó phát biểu: “Hãy chia sẻ nguồn vui của bạn”, nhưng kỳ thực FB đang nói với bạn điều gì: “Hãy cho chúng tôi biết quảng cáo nào bạn hay xem để chúng ta có thề tăng thu nhập”. Hãy coi chừng!

FB có vẻ giống như một người bạn nhưng nó có thể dễ dàng trở thành kẻ thù. Nhiều trường đại học đang xem xét cái tiểu sử FB trước thu nhận bạn. Những hình ảnh bia rượu hoặc chất gây nghiện ở tuổi vị thành niên, chính là mối đe dọa cho tương lai của bạn, ngay đến có thể bạn không phải là người đăng tải chúng. Tôi đã nghe người ta bị mất việc chỉ vì đăng dòng cảm tưởng lên FB phản đối người chủ thuê họ.

Hãy tin chắc là bạn đã thay đổi những mặc định riêng tư trên FB. Nếu bạn chưa làm thì mỗi người dùng FB có thể kiểm soát mọi hình ảnh bạn có và tất thảy mọi thông tin về bạn.

Vâng, tôi phải thừa nhận trong một số trường hợp thì FB có thể rất thú vị và đó là lý do duy nhất tại sao tôi vẫn online trên mạng xã hội này. Đó là, để kết nối với những người bạn cũ bây giờ thì dễ dàng hơn, ngay cả khi mà bạn không hề sống trong cùng thành phố. Đó cũng là nơi thú vị để mà “chat”.

Cuối cùng, FB có thể tốt cho người dùng nào ý thức được họ đang tham gia vào một việc gì. Có nhiều nhược điểm không phải là không đáng kể. Nhiều người dùng FB là nạn nhân mà họ không hề hay biết. Tôi nghĩ rằng đó là trường hợp ở lứa tuổi vị thành niên và nhiều bạn trẻ của thế kỷ 21 này. Nhưng đó không phải là lỗi của chúng ta. Sự thật, bạn có bao giờ nhìn thấy việc tiếp thị và công nghệ thông tin lại có một sức mạnh to lớn như vậy đối với con người chưa? Chúng ta liên tục bị choáng ngợp nào là: “Hãy xem chúng tôi trên FB”, “Hãy theo chúng tôi trên Twitter”, “Hãy kiểm tra tài khoản YouTube”.v.v…Ngay đến các trường đại học cũng tiếp cận theo cách này. Vậy tiếp theo còn chuyện gì nữa đây?

Hãy cho mình biết bạn nghĩ gì?

Nguồn: http://oneyoungmansthoughts.wordpress.com/2011/12/10/facebook-vs-reality/

12.12.2011 - Posted by | Bài viết | ,

8 bình luận »

  1. Nếu bạn lướt web mà không sử dụng một vài thủ thuật như: “”trèo tường”, “vượt rào” … thì e rằng bạn không thể nào vào FB (trừ trường hợp PC của bạn đã setup DNS jump hay chạy proxy tự chọn…).
    Tác giả của bài viết trên nhìn FB theo ý chủ quan, khá phiếm diện. Thực ra, FB đã mang lại cho cộng đồng mạng một lợi ích lan tỏa mà hầu như ai cũng biết. Vì vậy, nhờ có FB mà ai đó muốn “nổ” (khoe khoang mồm mép) hay lưu manh, dối trá thì cũng phải dè chừng. Nói cách khác mỗi người trên FB cần phải biết mình là ai (nếu kg muốn bị “ném đá” hay bị tẩy chay). L biết sao thì nói vậy, ai góp ý thêm xin nhào dzô. Cung thỉnh!

    Bình luận bởi Trần Ngọc Luyện | 14.12.2011 | Trả lời

    • “phiếm” hay “phiến” diện vậy Trần Ngọc Luyện?

      Bình luận bởi trangochau | 22.12.2011 | Trả lời

      • Công nhận Trần Ngọc Châu mắt tinh đọc kỹ ghê à nha 😉 Mình bị “bắt giò” cái cụp hehe.
        Đúng là “phiến” diện” chính xác, còn “phiếm” diện bị sai chính tả, thanks và bái phục sư phụ 😛

        Bình luận bởi Trần Ngọc Luyện | 23.12.2011 | Trả lời

        • Đâu dám “bắt giò”, “bắt cẳng” TNL!

          Chẳng qua hỏi lại cho rõ dẫy thôi mà. Vì “phiếm” cũng đúng mà “phiến” cũng không sai. Này nhé! Khi nào rãnh rỗi, TNL thử “làm” 1 cái “phiếm luận” về “nhất phiến tài tình, thiên cổ lụy” của Thúy Kiều trong “Đoạn trường tân thanh” cho bà con đọc cho vui!

          Bình luận bởi trangochau | 23.12.2011 | Trả lời

  2. Tui 60 mươi xuân xanh rùi nhưng chưa biết ” Facebook (FB) ” là gì ?,,! Đầu tôm, nên nhờ quí anh chị cho vài dòng giải thích .!

    Bình luận bởi Dinh Thuc Cao | 12.12.2011 | Trả lời

    • Tui hổng phải “chị”, cũng không phải “anh” (Vậy là gì? là “lưỡng tính” hay pê-đê hã?, Xin thưa: cũng không! – Vậy là gì?, là em anh Dinh Thuc Cao thôi!) Nhưng cũng xin mạn phép “cho” anh Dinh Thuc Cao vài dòng “giải thích” như sau:

      1./ Tốt nhứt là anh không nên biết làm gì, vì Nhà Nước ta không “khuyến khích” và “hoan nghênh” cái sự biết này đâu. Như anh Trần Ngọc Luyện đã nói : nếu không “… sử dụng một vài thủ thuật như: “”trèo tường”, “vượt rào” … thì e rằng bạn không thể nào vào FB (trừ trường hợp PC của bạn đã setup DNS jump hay chạy proxy tự chọn…)”. Cái này chứng tỏ anh Trần Ngọc Luyện rất rành.

      2./ Còn nếu anh muốn biết Facebook là gì? Xin kính mời anh vô đây để coi cho biết.

      3./ Nếu anh vẫn quyết tâm muốn “gia nhập” cái cộng đồng đó, thì tui xin giới thiệu anh Trần Ngọc Luyện bày cho. Và, tất nhiên, “tội lỗi” anh Trần Ngọc Luyện cũng sẽ chịu. Nói thiệt, tui cũng biết nhưng không dám bày anh Dinh Thuc Cao tham gia cái cộng đồng “ma ma Phật Phật” đó!

      Bình luận bởi trangochau | 22.12.2011 | Trả lời

      • Biết mà kg bày cho người khác biết là mang tội, tội ích kỷ! hà hà
        A biết, nhưng kg bày cho C biết mà giới thiệu B, để bày cho C biết. Vậy A cũng mang tội, tội thông đồng làm lộ bí mật! 😀
        Nói vậy chứ hơn 800 triệu người sử dụng thường xuyên FB thì tác động của nó lên xã hội loài người cũng là điều đáng suy ngẫm và cần phải nghiên cứu về nó.

        Bình luận bởi Trần Ngọc Luyện | 23.12.2011 | Trả lời

        • Chết! chết! Nguy hiểm quá! Dẫy là chúng ta đừng ai “bày đàng chỉ ngõ” gì hết cho Cụ Cao nghen!

          Cụ Cao wơi! Cụ có muốn biết thì Cụ vô đây mà coi!

          Xong rồi thì vô đây mà kết bạn và giao lưu với tui!

          Bình luận bởi trangochau | 23.12.2011 | Trả lời


Gửi phản hồi cho Dinh Thuc Cao Hủy trả lời